Đọc tiêu đề bài viết này bạn sẽ thấy so sánh 2 thằng này với nhau hơi khập khiễng. Một thằng là Framework, 1 thằng CMS. Về bản chất và mục đích của nó cũng khác nhau.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả tối đa.
Bài viết này tôi sẽ phân tích nên chọn Laravel hay WordPress khi phát triển website dựa vào quan điểm cá nhân của tôi.
Framework (Bộ khung): là tập hợp các thư viện, các trình biên dịch, hoặc API,… nhằm cung cấp một môi trường giúp cho việc lập trình ứng dụng trở lên nhanh chóng.
Để lập trình được với Framework bạn cần có kỹ năng tốt về lập trình. Cụ thể hơn là lập trình hướng đối tượng (OOP) và Design Pattern. Vì Framework chỉ cung cấp cho bạn bộ khung, còn làm thành ứng dụng như thế nào phụ thuộc kỹ năng lập trình của bạn.
Ví dụ: Trong lĩnh vực ẩm thực, tôi cung cấp cho bạn nguyên liệu (thịt, cá, rau,..). Việc của bạn là chế biến thành các món ăn. Còn món ăn có ngon hay không phụ thuộc vào kỹ năng của bạn. Framework cũng tương tự như vậy.
Trong bài viết này, Laravel chính là Framework
CMS (Content Management System): là hệ quản trị nội dung được xây dựng sẵn nhằm điều khiển nội dung, thông tin của website. Có nghĩa khi cài đặt một CMS bạn đã có sẵn một website bao gồm trang dành cho quản trị viên và trang dành cho người dùng
Bạn chỉ việc cập nhật nội dung, thay đổi thông tin và sử dụng. Tuy nhiên, giao diện và chức năng nhiều khi không như bạn mong muốn.
Ví dụ: Trong lĩnh vực ẩm thực, tôi cung cấp cho bạn một gói mì ăn liền. Việc của bạn là chế biến gói mì để ăn (Đổ nước và cho gia vị vào thôi)
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của các CMS, các nhà phát triển tập trung vào khả năng tuỳ biến giao diện, chức năng. Cũng như cho phép các nhà phát triển khác lập trình thêm các chức năng dựa vào Hook, API đã được cung cấp. Và để làm được điều đó bạn cũng cần có kiến thức lập trình: HTML, CSS, Javascript, jQuery, PHP,…
Laravel là một trong những PHP web framework phổ biến nhất theo mẫu MVC (Model-View- Controller). Được tạo bởi Taylor Otwell, Laravel framework là nguồn mở và miễn phí giúp bạn đưa ra các sản phẩm chất lượng cao. Các code sẽ được giảm thiểu đi, nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn ngành, giúp bạn tiết kiệm được hàng trăm giờ đồng hồ dành cho việc phát triển. Bản phát hành đầu tiên vào năm 2011, phiên bản hiện tại đã ra mắt là Laravel 7.
WordPress là một CMS (Content Management System) được cung cấp miễn phí, được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
Do sự phát triển mạnh của WordPress cũng như khả năng tuỳ biến của CMS này. Nên nhiều khi WordPress có thể được gọi là Platform, phần mềm,…
Tôi đã phân tích ưu nhược điểm của từng loại ở trên. Chắc hẳn nhiều bạn đã có câu trả lời cho mình. Tôi xin đưa ra lời khuyên như sau:
Ngoài ra, nếu bạn làm outsource sẽ phải theo yêu cầu từ phía khách hàng. Vì nhiều khách hàng sẽ yêu cầu nền tảng công nghệ. Nếu bạn tự làm sản phẩm riêng có thể theo sở thích cá nhân (Mỗi người sẽ hâm mộ một Framework hoặc CMS riêng)
Lưu ý: Nếu bạn có kỹ năng lập trình tốt, bạn hoàn toàn có thể làm website có dữ liệu lớn với WordPress, tuy nhiên bạn sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian. Thay vì việc đó hãy chọn Laravel và thiết kế Database phù hợp với dự án của bạn. Sau này bạn dễ dàng bảo trì, nâng cấp.
Trên đây là chút chia sẻ của tôi về việc lựa chọn Laravel hay WordPress. Tất cả sự so sánh đều dựa cho quan điểm cá nhân và kinh nghiệm thực tế. Không có ý định tâng bốc hay dìm hàng.
Nguồn : hoangan.net